Truyện cổ tích là gì lớp 6? Nguồn gốc và ý nghĩa truyện cổ tích
Tuổi thơ của rất nhiều người được nuôi dưỡng bằng kho tàng truyện cổ tích, đây là một thể loại văn học dân gian. Vậy truyện cổ tích là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của truyện cổ tích như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé!
Truyện cổ tích là gì?
Cổ tích là một từ Hán Việt có nghĩa là Đồng thoại. Đây là là một thể loại văn học dân gian được tự sự của người dân sáng tác có xu hướng hư cấu, truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên nữ , yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, thần giữ của, và thường là có yếu tố phép thuật, hay bùa mê.
Truyện cổ tích bao gồm những loại truyện: cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
Truyện cổ tích được phân loại như thế nào?
Nếu dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính trong câu chuyện truyện cổ tích sẽ được phân loại thành 4 loại truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh (như người mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người em út,….)
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạ
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính thông minh hay ngốc nghếch
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là động vật có khả năng nói chuyện, hoạt động, tính cách như con người
Nếu dựa vào đề tài của tác phẩm, truyện cổ tích có thể được phân loại thành 3 loại chính như sau:
- Truyện cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kỳ trong giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có yếu tố ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài trong các tác phẩm như Dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) để cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng của chồng; đoạt lại báu vật thần thông; người con gái đội lốt con thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng;….
- Truyện cổ tích sinh hoạt: gồm Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác lạ ly kỳ, nhưng những sự kiện này được rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, cũng không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cốt truyện như trong cổ tích thần kỳ ở trên.
Hay nhóm truyện có đề tài nói về các nhân vật chính bất hạnh (như Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc…); nhóm có nội dung phê phán những thói hư tật xấu (như Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng…); nhóm truyện nói về người thông minh (như Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội, Cậu bé thông minh,..); nhóm truyện kể về nhân vật chính ngốc nghếch(như Chàng ngốc đi kiện, Nàng bò tót, Làm theo vợ dặn,…)
- Truyện cổ tích loài vật: thường có các nhân vật chính là các loài vật hay muôn loài được áp dụng thủ pháp nhân hóa, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có mặt ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó có xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, thường gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, đang dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật và tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau này.
Thể loại khác: Ngoài 3 nhóm truyện cổ tích như trên, các bạn có thể bắt gặp các truyện bịa, tức loại truyện cổ tích mang tính chơi khăm, quấy đảo, trêu chọc, lường gạt và vu vạ.
Đặc trưng của truyện cổ tích là gì?
Nói đặc trưng truyện cổ tích phải kể đến những đặc trưng nổi bật sau:
- Nét đặc trưng về nghệ thuật: truyện cổ tích thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, huyền huyễn,hoang đường, kì ảo.
- Nét đặc trưng về cốt truyện: một câu truyện cổ tích thường sẽ trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung như sau:sinh ra – gặp biến cố – hóa giải được biến cố – kết cục và thường luôn là một kết thúc có hậu người tốt gặp lành người xấu gặp ác.
- Nét đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng sẽ là cái thiện thắng cái ác, cái tốt đối thắng cái xấu, sự công bằng đối thắng sự bất công.
Truyện cổ tích có thể dễ dàng được phân biệt với các thể loại truyện dân gian khác như truyền thuyết (truyền thuyết thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được đề cập đến trong truyện), cũng như các câu chuyện về bài học răn dạy đạo đức, bao gồm cả truyện ngụ ngôn về động vật.
Truyện cổ tích cổ xuất xứ từ xa xưa phản ánh các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng,tín ngưỡng vạn vật hữu linh và tín ngưỡng vật tổ. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành ở giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng như vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến hình tượng thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến trao đổi mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo, giai cấp,…
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang một tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, còn cái ác bị diệt trừ hoặc bị chế giễu.
Truyện cổ tích là một thể loại truyền miệng, nên truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận là do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất định về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời vẫn có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm sản xuất lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên khác nhau tùy từng dân tộc.
Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích sẽ thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt đẩy lên cao trào nội dung theo những ý đồ nhất định.
Bắt đầu các câu chuyện sẽ thường có câu mở màn “Ngày xửa ngày xưa”. Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng riêng biệt của truyện cổ tích (với câu kết thường là: “… và họ sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi về sau”) cũng khiến cho khái niệm truyện cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, có thể lấy những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích ấy, đúng là cổ tích!
Nguồn gốc & ý nghĩa của truyện cổ tích
Nguồn gốc của truyện cổ tích
Theo nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số câu chuyện cổ tích có tuổi thọ khá lâu đời, có nguồn gốc từ khoảng 6.000 năm về trước.
Việc truy tìm nguồn gốc và thời điểm ra đời của các truyện cổ tích là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Nguyên nhân là do có rất ít các tài liệu ghi chép về chúng trong lịch sử và nhiều câu chuyện chỉ được biết đến qua truyền miệng mà không có phiên bản bằng chữ viết. Nhiều truyện cổ tích vì được truyền miệng, làm cho nguồn gốc và độ tuổi của chúng không xác định được rõ ràng. Chúng ta không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về chúng trước khi chữ viết được ra đời.
Ý nghĩa của truyện cổ tích
Truyện cổ tích từ lâu đã là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất là với trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ hình dung, suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại, hư ảo mà người lớn đã không mấy quan tâm nhưng với trẻ nhỏ lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.
Truyện cổ tích luôn hướng đến những điều tốt đẹp, cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống công bằng, tươi đẹp của nhân dân ta.
Truyện cổ tích còn giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích được dân gian sáng tác và đều bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em nhỏ hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của cha ông ta.
Một số truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất
Ăn khế trả vàng
Truyện ăn khế trả vàng là một câu chuyện rất hay, một câu truyện về đề tài gia đình, bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả người tốt. Câu truyện ăn khế trả vàng mang tính giáo dục cao cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt, trong nhà với nhau phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà sẵn sàng làm việc tàn nhẫn với nhau.
Thạch sanh
Truyện kể về người dũng sĩ, can đảm diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, cướp công và chống lại quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Sọ Dừa
– Hiện thực của những con người có số phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng cơ thể nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của mọi người xung quanh.
– Gửi gắm tất cả những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của lứa đôi, hạnh phúc gia đình êm ấm, bình dị của tất cả mọi người.
– Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái cũng như lòng nhân ái giữa người – người trong cuộc sống.
Bài viết trên là kiến thức về truyện cổ tích là gì? Hy vọng bài viết đã trang bị thêm cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu hơn về khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa của truyện cổ tích. Hãy tiếp tục theo dõi mayruaxegiadinh để biết thêm nhiều thông tin thú vị, hữu ích nhé!
THAM KHẢO THÊM: https://bongdanews.top/
The post Truyện cổ tích là gì lớp 6? Nguồn gốc và ý nghĩa truyện cổ tích appeared first on BONGDANEWS.TOP.
from BONGDANEWS.TOP https://bongdanews.top/truyen-co-tich-la-gi-lop-6-nguon-goc-va-y-nghia-truyen-co-tich/
Nhận xét
Đăng nhận xét